Nghiên cứu khu hệ động vật nổi phục vụ nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở vùng biển tỉnh Kiên Giang

  • Trần Vĩnh Hoàng
  • Phạm Văn Tùng
  • Huỳnh Đức Khanh
  • Trần Trọng
  • Phan Mạnh Hùng
Từ khóa: nuôi trồng thủy hải sản, động vật nổi

Tóm tắt

Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản, nhưng để phát triển lĩnh vực này một cách bền vững vẫn tồn tại những vấn đề ít được nghiên cứu và Động vật nổi là một trong số đó. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về Động vật nổi tại đây nhằm mục đích đánh giá khu hệ Động vật nổi làm cơ sở cho việc chỉ thị môi trường sinh thái trên vùng biển này. Từ đó đưa ra được những nhận định, kiến nghị góp phần phục vụ cho việc nuôi trồng thủy hải sản bền vững tại vùng biển Kiên Giang. Mẫu Động vật nổi đã được thu tại 19 điểm vào đợt tháng 10/2020 và 14 điểm vào đợt tháng 4/2021. Tại mỗi điểm, mẫu được thu bằng cách dùng lưới vớt hình nón (có kích thước mắt lưới 120µm, đường kính miệng 40cm có gắng lưu tốc kế) để kéo ở tầng mặt với tốc độ 0,5m/s. Kết quả đã thu được 71 loài Động vật nổi thuộc 11 nhóm, trong đó có 62 loài là thức ăn của cá. Mật độ trung bình trên toàn vùng biển là 14.844 cá thể/m3. Nhóm Giáp xác Chân mái chèo có số loài đa dạng nhất (46 loài) và cũng chiếm ưu thế nhất về mật độ. Vào mùa mưa các chỉ tiêu về thành phần loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’ và giá trị tính đa dạng Dv đều cao hơn so với mùa khô. Điều này có thể phản ánh điều kiện môi trường sinh thái giữa hai mùa ở vùng biển Kiên Giang là khác nhau, do đó trong nuôi trồng thủy hải sản tại đây cần chú ý đến việc biến đổi môi trường sinh thái từ sự thay đổi mùa gây ra. Ngoài ra, vào mùa mưa có ghi nhận sự xuất hiện của nhóm loài nước ngọt tại vùng biển Dương Đông của đảo Phú Quốc, đây cũng là điểm cần lưu ý cho vấn đề nuôi biển tại nơi này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-13
Chuyên mục
Bài viết