Đánh giá triển khai chính sách phát triển thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khi chuyển đổi từ lúa sang cây ăn trái và cây màu

  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Ngô Quý Phú
  • Doãn Quang Huy
  • Thiều Thị Mai Thủy
  • Vũ Thị Mai Hiên
Từ khóa: Thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, chính sách hỗ trợ, chuyển đổi đất lúa, đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu và tài nguyên để phát triển nông nghiệp dựa trên 3 trụ cột chính lúa gạo, trái cây và thủy sản. Theo định hướng phát triển nông nghiệp của vùng trong giai đoạn tới phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời gia tăng giá trị từ sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Qua khảo sát 6 tỉnh nhiều hộ nông dân chuyển cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây màu và cây ăn trái, dần hình hành các khu vực chuyển đổi tập trung. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng các giải pháp phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước đã được áp dụng. Đặc biệt khi chuyển đổi sang cây ăn quả, nhiều hộ nông dân đã đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để tưới. Hiện nay, có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tuy nhiên, việc song hành nhiều chính sách hỗ trợ và chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và các dự án trong khi các tỉnh chưa có kế hoạch phát triển thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ và tưới tiên tiến tiết kiệm nước nên gặp nhiều khó khăn. Trong bài báo này, các tác giả dựa trên thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ từ đó đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ trong giai đoạn tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-18
Chuyên mục
Bài viết