Đánh giá tác động của hạ thấp lòng dẫn đến thoát lũ hệ thống sông Cửu Long giai đoạn 1998-2018

  • Nguyễn Nghĩa Hùng
  • Lê Quản Quân
  • Lê Thị Cúc
Từ khóa: hạ thấp lòng dẫn, thoát lũ, thủy triều, đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Khả năng thoát lũ ở các cửa sông ảnh hưởng rất lớn đến ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên nghiên cứu đánh giá khả năng thoát lũ gần đây chưa nhiều. Những năm gần đây, mặc dầu lũ phía thượng nguồn nhỏ nhưng mức độ tác động gây ngập ở khu giữa vùng ĐBSCL rất lớn, nghiên cứu này mục đích đánh giá khả năng thoát lũ ở các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long. Trên cơ sở sử dụng địa hình lòng dẫn sông chính các năm: 1998, 2008, 2018 để tính toán cho năm lũ gần nhất 2018. Thông qua việc sử dụng mô hình toán 2D trên dòng chính có sự kết nối 1D của hệ thống kênh rạch để đánh giá khả năng truyền triều và thoát lũ. Kết quả cho thấy, tổng lượng nước do thủy triều tràn vào vùng ĐBSCL tăng lên 21% ở các cửa sông, nhưng tại Mỹ Thuận và Cần Thơ tổng lượng dòng chảy do thủy triều tăng lên 46% trong giai đoạn 1998-2018. Kết quả này phần nào giải thích được mặc dầu lũ thượng nguồn giảm nhưng do cộng hưởng giữa lũ và triều, nguy cơ ngập của vùng giữa (Cần Thơ, Mỹ Thuận) tăng lên rõ rệt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-21
Chuyên mục
Bài viết