Hơn 40 năm xây dựng thủy lợi cải tạo chua phèn, kiểm soát lũ và thành quả đạt được của tỉnh An Giang

  • Lê Mạnh Hùng
  • Lương Huy Khanh
Từ khóa: An Giang, Cải tạo chua phèn TGLX, đê bao ngăn lũ tháng 8, đê bao kiểm soát lũ cả năm

Tóm tắt

Sau ngày thống nhất đất nước 1975, An Giang một vùng đất đầy tiềm năng nhưng khó phát triển, bởi lẽ hàng năm khoảng 70% diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang bị ngập chìm trong lũ, với độ sâu ngập phổ biến từ 1,0 tới hơn 3,0 m, kéo dài từ 2,5-5 tháng. Vùng Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) thuộc địa phận tỉnh An Giang là vùng hoang sơ, đồng năn, cỏ lác, nhiễm phèn nặng không thể canh tác. Vào thời gian đó tổng sản lượng lương thực quy thóc toàn tỉnh chỉ đạt trên dưới 400 nghìn tấn/năm. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, Trung ương thường xuyên phải cứu trợ. Nhưng sau hơn 40 năm, với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, dồn sức xây dựng thủy lợi cải tạo chua phèn, kiểm soát lũ… đã tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp chủ động hơn (lúa, màu, cây ăn trái, thuỷ sản nước ngọt...), ngành nghề phát triển đa dạng, giao thông nông  thôn thông thoáng hơn, môi trường sống, mức sống của người dân được cải thiện.

Tuy vậy, do điều kiện khách quan và chủ quan thay đổi, nhất là hiện tượng biến đổi khí hậu …đòi hỏi chúng ta phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho hệ thống thủy lợi hiện có phát huy hiệu quả cao hơn trong tương lai

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-14
Chuyên mục
Bài viết