Giải pháp chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai, hạn hán khu vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

  • Nguyễn Vũ Việt
  • Vũ Đức Sửu
  • Phạm Thị Hoài
  • Bùi Mạnh Bằng
  • Trần Thị Nhung
  • Trần Thiết Hùng

Tóm tắt

Các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên cần ứng dụng các giải pháp khôi phục dung tích các hồ chứa nước hiện có và giải pháp công nghệ chuyển nước giữa các hồ chứa để tăng lưu trữ nguồn nước. Việc kết nối các hệ thống công trình thủy lợi là giải pháp cần thiết để điều hòa nguồn nước  phục vụ phát triển các ngành kinh tế và đời sống của người dân. Trong đó có giải pháp chuyển nước lưu vực phục vụ chống thiên tai hạn hán khu vực thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đó là chuyển nước từ công trình thủy điện Plei Krông có nguồn nước phong phú vào mùa lũ kết nối, lưu giữ  sang  lưu vực khác có điều kiện địa hình xây dựng hồ chứa lưu giữ  được nhiều nước nhưng nguồn sinh thủy tại chỗ lại kém phong phú, đó là hồ Đăk Sa Men và hồ Đăk Năng thông với hồ PLei Weh. Giải pháp này được thực hiện bằng đường hầm chuyển nước và công nghệ bơm cột nước cao + đường ống áp lực nhằm tăng nguồn nước. Sau khi thực hiện sẽ làm tăng lượng nước lưu giữ của Hồ Đăk Sa Men từ 1,35 triệu m3 lên 32,2 triệu m3. Tiếp đó, hồ Đăk Sa Men còn trung chuyển thêm 3,717 triệu m3  từ nguồn nước mùa lũ hồ thủy điện PLei Krông vào hồ Đăk Năng để chống hạn hán hàng năm cho 1.214,59 ha khu vực thành phố Kon Tum và cấp nước sinh hoạt hiện tại trên 160.000 dân và dự kiến đến năm 2025 là 204.000 dân. Tổng nguồn nước kết nối, lưu giữ ở 3 hồ nêu trên là 50,327 triệu m3 sẽ đảm bảo đủ nước cho diện tích cây trồng nông nghiệp, bố trí theo quy hoạch đến năm 2025 gồm: 1500 ha lúa vụ Đông Xuân, 900 ha lúa vụ mùa, 5.234 ha ngô và rau màu, 1.500 ha mía, 1000 ha cà phê

Từ khóa: Chuyển nước lưu vực, hạn hán TP Kon Tum

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-21
Chuyên mục
Bài viết