Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng chuyển đổi sản xuất lúa-tôm ven biển Tây, đồng bằng sông Cửu Long

  • Đoàn Doãn Tuấn
  • Trần Việt Dũng

Tóm tắt

Tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đang làm thay đổi tập quán canh tác người dân vùng đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) nói chung và vùng ven biển Tây nói riêng. Tác động đã biến thách thức thành cơ hội trong sản xuất nông nghiệp của vùng, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ canh tác 2 lúa kém hiệu quả sang canh tác tôm-lúa có hiệu quả kinh tế cao. Tôm nuôi trong ruộng lúa sử dụng chủ yếu thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng, môi trường sinh thái được bảo vệ do lúa sử dụng các sản phẩm thải từ nuôi tôm. Tuy nhiên, phát triển hệ thống tôm-lúa đang đứng trước các thách thức, do hệ thống hạ tầng thủy lợi-giao thông chưa đáp ứng việc kiểm soát hạn-mặn và điều kiện để máy móc nông nghiệp hoạt động, liên kết sản xuất chưa đủ lớn để tạo thành vùng nguyên liệu lớn, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm khó tiếp cận các nguồn ưu đãi của Nhà nước để mở rộng quy mô và xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ.            

Để hỗ trợ sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm giữa nông hộ với nông hộ, giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp, cần có chính sách khuyến khích việc hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện máy nông nghiệp hoạt động, đầu tư hạ tầng thủy lợi vừa đảm bảo chủ động cấp thóat nước phục vụ sản xuất tôm-lúa, đồng thời khuyến khích nông dân liên kết sản xuất trên quy mô lớn, song song với triển khai triệt để chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ, thực hiện được quy trình sản xuất do doanh nghiệp đề ra, ứng vật tư, phân bón, hỗ trợ cho bà con nông dân yên tâm sản xuất 

Từ khóa: Hạn mặn, Hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, liên kết sản xuất, tiêu thụ sán phẩm, mô hình sản xuất tôm-lúa, chính sách hỗ trợ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-30
Chuyên mục
Bài viết