Tối đa hóa lợi ích giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong dự án cấp nước tập trung ở nông thôn Việt Nam

  • Đoàn Thế Lợi
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Nguyễn Hữu Dũng

Tóm tắt

Nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng lớn trong khi ngân sách nhà nước hạn chế không đáp ứng yêu cầu thì giải pháp đầu tư theo hình thức đối tác công tư có vài trò và vị trí quan trọng để giải quyết vấn đề này. Để thu hút khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì việc cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư là nhân tố quan trọng nhất. Bài báo sử dụng mô hình lập trình tuyến tính nâng cao để đề xuất cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tối ưu lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư sử dụng số liệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch liên xã Trung Đông, Trực Tuấn huyện Trực Ninh; xã Nam Thanh huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu tối ưu là 20%, phần tham gia của nhà nước khoảng từ 28,32% đến 51,97% so với tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các bên liên quan như doanh nghiệp dự án, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tài chính cho vay/ngân hàng tham khảo khi lựa chọn dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn ở Việt Nam.

Từ khóa: Vốn chủ sở hữu, quan hệ đối tác công - tư, công trình cấp nước tập trung nông thôn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-09
Chuyên mục
Bài viết