Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt

  • Nguyễn Vũ Việt
  • Phạm Văn Tùng
  • Lương Văn Thanh
  • Nguyễn Thanh Tùng

Tóm tắt

Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy hầu hết các giếng khoan đều nằm trong vùng đá cứng nứt nẻ nên rất khó khoan trúng nơi có mạch nước ngầm nên lưu lượng giếng khoan khai thác thường nhỏ và sau một thời gian khai thác việc suy thoái năng suất khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong vùng đá cứng nứt nẻ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp vườn bưởi, xã Lộc Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ có độ sâu 115m với đường kính lỗ khoan là  Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở rộng đường kính ống từ Ø110 lên Ø140 tới độ sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, sục rửa để phá tan các cặn bám nhằm tăng cường khả năng thoáng cho các lớp đất đá nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng ổn định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi xử lý.

Từ khóa: địa chất thủy văn, giếng suy thoái, phục hồi giếng khoan, khoan doa

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-09
Chuyên mục
Bài viết