QUY TRÌNH TƯỚI PHUN MƯA CHO CÂY HÀNH KHU VỰC MIỀN TRUNG

  • Lê Xuân Quang

Tóm tắt

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi với mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 ha cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Miền Trung là khu vực hạn hán nhất cả nước, có tiềm năng đất cát ven biển rộng lớn đang được sử dụng để phát triển nông nghiệp. Với tính hiệu quả về nhiều mặt đã được nghiên cứu và kiểm chứng trong thực tiễn ở nước ta thời gian qua (tiết kiệm nước, giảm đáng kể công chăm sóc và chi phí tưới nước, góp phần gia tăng thu nhập,vv...so với các kỹ thuật tưới truyền thống), việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa) cho cây trồng cạn nói chung và cho cây hành nói riêng là rất cần thiết, cần được nhân rộng.

Quy trình tưới phun mưa cho cây hành khu vực miền Trung là một trong các sản phẩm chính của Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ “Hoàn thiện giải pháp công nghệ và tích hợp thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước chi phí thấp cho các vùng cây trồng ngắn ngày rau màu, cây công nghiệp”. Mô hình để hoàn thiện quy trình tưới phun mưa cho cây hành được bố trí tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có quy mô 2 ha, được theo dõi đo đạc từ năm 2016÷2017, kết quả đã hoàn thiện được quy trình tưới cho cây hành khu vực miền Trung với mức tưới mỗi lần từ 20÷35 m3/ha; tổng lượng nước tưới vụ Xuân 1060÷1250 m3/ha-vụ; vụ Hè  860÷1015 m3/ha-vụ; vụ Thu 840÷990 m3/ha-vụ; vụ Đông 640÷755 m3/ha-vụ, đây là cơ sở khoa học để Tổng cục Thủy lợi ra quyết định ban hành và áp dụng tại khu vực miền Trung.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-11
Chuyên mục
Bài viết