KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ HẠN HÁN VÙNG NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

  • Nguyễn Tùng Phong
  • Hà Hải Dương
  • Nguyễn Minh Tiến

Tóm tắt

Hạn hán là một loại thiên tai, có thể xảy ra mọi nơi, cả vùng mưa ít và vùng mưa nhiều, cả trong mùa khô và mùa mưa, trên diện rộng hay cục bộ. Ở Việt Nam và đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì hạn hán xảy ra tương đối thường xuyên, chỉ sau bão và lũ, với xu thế ngày càng khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu.Những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp ứng phó và quản lý hạn, đặc biệt là việc áp dụng các công cụ tiên tiến vào việc giám sát và dự báo hạn hán cũng như các công nghệ hiện đại giám sát thời gian thực tại các hồ chứa, các điểm phân phối nước quan trọng để sẵn sàng ứng phó với hán hạn, thiếu nước. Tuy nhiên, những cố gắng này là chưa đủ để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của hạn hán. Vì thế nhu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao phải ứng dụng được khoa học công nghệ trong việc ứng phó với hạn hán chủ động và bao gồm từ cảnh báo, dự báo sớm, xây dựng kịch bản, đánh giá thiệt hại, xây dựng danh sách lựa chọn và ưu tiên các giải pháp tổng hợp giảm thiểu những tác động của hạn hán, và đặc biệt tác động của hạn hán đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khuôn khổ bài báo này sẽ trình bày một số công cụ, kết quả ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang được thí điểm tại một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong việc ứng phó với hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-27
Chuyên mục
Bài viết