ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC TƯƠNG PHẢN GIỮA HAI ĐỚI BIỂN VEN BỜ BAO QUANH MŨI CÀ MAU

  • Nguyễn Bá Cao
  • Nguyễn Hữu Nhân

Tóm tắt

Mũi Cà Mau và đới biển ven bờ bao quanh nó hình thành và tồn tại trên nền bãi bồi tụ của phù sa sông Mekong - là mảnh gép độc đáo vươn mạnh ra biển Tây Nam làm thành bán đảo Cà Mau và biến châu thổ sông Mekong có dạng bất đối xứng trục ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do sự tương phản sâu sắc của chế độ thủy động lực vùng biển phía tây và đông bán đảo Cà Mau. Bài viết này sẽ cung cấp các đánh giá về chế độ thủy động lực và sóng biển tương phản trên vùng biển ven bờ bao quanh mũi Cà Mau và lân cận dựa vào kết quả mô phỏng trên mô hình MIKE 21/3 Couple Model FM đã được cân chỉnh và kiểm định cẩn thận nhằm bổ sung thêm các thông tin và cơ sở dữ liệu rất cần thiết để quy hoạch, khai thác và bảo vệ hiệu quả hơn vùng lãnh thổ này. Đới biển ven bờ quanh mũi Cà Mau có chế độ thủy động lực phức tạp, biến động mạnh theo không gian và thời gian do khối nước phải vận động quanh cấu trúc lớn, lồi mạnh ra phía biển với bãi bồi ngầm rộng mênh mông và đáy biển dốc đứng tại đường chân châu thổ ngầm. Cường suất các yếu tố thủy động lực biển ven bờ đông mạnh gấp đôi biển ven bờ tây. Có sự tương phản sâu sắc theo mùa, theo tiết: trong mùa khô kiệt, biển ven bờ đông Mũi Cà Mau rất sôi động, nhưng biển ven bờ tây lại khá yên tĩnh, và ngược lại vào mùa mưa lũ. Đặc biệt, có sự suy giảm đột ngột tốc độ khi dòng chảy từ biển Đông vòng qua Mũi Cà Mau đổ vào biển Tây - cơ chế chính hình thành và phát triển bãi bồi phía bắc Mũi Cà Mau - bãi bồi Cà Mau.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-10
Chuyên mục
Bài viết