TẢI TRỌNG SÓNG TÁC ĐỘNG LÊN CẤU KIỆN TIÊU SÓNG TRỤ RỖNG TẠI ĐỈNH ĐÊ BIỂN THEO LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM

  • Trần Văn Thái
  • Nguyễn Hải Hà
  • Nguyễn Thanh Tâm

Tóm tắt

Dọc bờ biển nước ta có nhiều công trình kè bảo vệ dạng mái nghiêng kết hợp tường đỉnh để giảm lưu lượng sóng tràn và giảm chiều cao đê giảm giá thành. Kết cấu tường đỉnh cao tạo ra sóng phản xạ lớn, lực tác động vào tường và phần mái nghiêng lớn. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu mũi nhọn “Công trình bảo vệ bờ biển, bờ sông” thuộc Viện Thủy Công đã đề xuất cấu kiện tiêu sóng hình trụ rỗng trên đỉnh đê biển có nhiệm vụ tiêu sóng, giảm lưu lượng tràn, giảm chiều cao đắp đê, giảm áp lực tác dụng lên phần mái nghiêng đảm bảo ổn định hơn. Cấu kiện tiêu sóng hình trụ rỗng đặt trên đỉnh đê, trên mặt tiếp sóng có đục lỗ giảm sóng, vật liệu bằng bê tông cốt thép cường độ cao. Các cấu kiện được chế tạo hoàn chỉnh trong nhà máy và thi công lắp ghép nên đảm bảo chất lượng, giảm thời gian thi công. Bằng thí nghiệm mô hình, các tác giả đo đạc xác định tải trọng tác dụng của sóng lên cấu kiện tiêu sóng trụ rỗng tại đỉnh đê trong mô hình vật lý cho kết quả phù hợp với lý thuyết của Tanimoto (1994a) [[11]] trong điều kiện sóng không vỡ. Trường hợp sóng vỡ, tải trọng sóng không áp dụng theo lý thuyết của Tanimoto. Trong cùng điều kiện sóng vỡ tại vị trí mực nước, tải trọng sóng tác động lên cấu kiện tiêu sóng đỉnh chỉ bằng khoảng 14%-45% so với lực tác động lên tường đứng (Minikin) [[6]], [[7]].
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-26
Chuyên mục
Bài viết