PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀM CƠ SỞ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ Ở MIỀN NÚI VÀ TÂY NGUYÊN

  • Đặng Ngọc Hạnh
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Phạm Thị Thanh Trang

Tóm tắt

Xã hội hóa và sự tham gia của tư nhân trong đầu tư và vận hành hệ thống thủy lợi hồ đập nhỏ ở vùng miền núi và Tây nguyên là xu hướng khách quan. Đã có nhiều chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp đề thúc đẩy xã hội hóa nhưng vẫn chưa đi vào thực tế. Trong nghiên cứu này, sẽ phân tích tài chính đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ đập nhỏ làm cơ sở cho đề xuất chính sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu tư nhân hoặc cộng đồng đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ đập nhỏ để tưới nông nghiệp theo quy định  hiện hành thì nhà nước cần phải hỗ trợ 90% tổng vốn đầu tư; Nếu có các lợi ích phi nông nghiệp thì mức hỗ trợ sẽ thấp hơn. Trong khi đó, nhiều công trình XHH (theo hình thức tự phát) vẫn đáp ứng mục tiêu cung cấp dịch vụ nước tưới. Do vậy, chính sách cần phải linh hoạt trong thực thi. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn của nhà nước mà chỉ cần làm tốt hơn hiện trạng là cần phải khuyến khích.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-26
Chuyên mục
Bài viết