NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT TRONG KỸ THUẬTTƯỚI NHỎ GIỌT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝCHO CÂY NHO LẤY LÁ VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC (VÙNG KHÔ HẠN)

  • Trần Thái Hùng

Tóm tắt

Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận. Động thái ẩm theo các tầng đất có sự khác biệt rõ ràng, cuối chu kỳ tưới độ ẩm tầng chứa bộ rễ hoạt động 5÷20cm nhỏ hơn tầng mặt 0÷5cm và tầng 20÷30cm phía dưới, nhỏ nhất là tầng 10÷15cm: từ 11,8÷12,5% (CK2-V3), 8,1÷8,2% (CK3-V3), 4,7÷4,9% (CK4-V3). Thời điểm cuối chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 vẫn lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối CK3 (trừ tầng mặt và tầng đáy không chứa bộ rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi nằm sát giá trị độ ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu nước. Động thái ẩm của đất trong ngày là rất khác nhau, sự giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn buổi sáng. Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất là từ 21÷3g sáng hôm sau. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để ứng dụng xác định chế độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá nói riêng và các cây trồng cạn (có đặc điểm tương tự) nói chung thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-09
Chuyên mục
Bài viết