MỘT SỐ XU THẾ CƠ BẢN VÀ QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • Trần Đình Hòa

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của tổ quốc với dân số gần 20 triệu người, tổng diện tích không kể hải đảo, khoảng 4 triệu ha; trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng ĐBSCL có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã xác định ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, nước biển dâng, sụt lún đất. Mặt khác, tác động khai thác tài nguyên nước của các nước thượng nguồn sông Mêkông đang đặt ra những thách thức rất lớn đến sự phát triển bền vững của vùng. Nhận diện được đúng bản chất, xu thế phát triển của ĐBSCL và những nguy cơ, thách thức mới để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc định hướng mô hình và giải pháp phát triển ĐBSCL đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của tự nhiên và thời đại là hết sức quan trọng. Bài báo trình bày một số đánh giá về thách thức và quan điểm chiến lược phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-09
Chuyên mục
Bài viết