Chính sách tài khóa của Việt Nam Thực trạng 2023 và giải pháp cho 2024

  • Tạp chí Kế toán và Kiểm toán 0912034509
Từ khóa: chính sách tài khóa, tăng trưởng bền vững, ngân sách Nhà nước, thuế, chi tiêu công

Tóm tắt

“Chính sách tài khoá” là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách
kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế
và tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách, cũng như
hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ và được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro và bất ổn, do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng và căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế. Từ đó, tác động đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế,… Trong nước, thực hiện Chương trình “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó gói hỗ trợ tài khóa chiếm phần lớn chương trình nên nhiệm vụ là hết sức nặng nề. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, như: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH13; Nghị định số 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ, đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước,… Ngoài ra, do giá xăng dầu tăng đột biến, nên để kiểm soát giá cả và giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp,…tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Bài viết trình bày sơ bộ thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa năm 2024, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-23
Chuyên mục
Bài viết