CHIẾN LƯỢC NGHE HIỂU: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ SINH VIÊN TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

  • Lê Thị Hằng
  • Đặng Thị Thanh Hương
Từ khóa: Chiến lược học ngôn ngữ (LLS); Chiến lược nghe hiểu (LCS); Siêu nhận thức; Nhận thức; Xã hội/Tình cảm

Tóm tắt

Nghe được coi là kỹ năng khó nhất đối với nhiều sinh viên tiếng Anh. Tuy nhiên, sinh viên có thể nâng cao trình độ và sự tự tin hơn bằng cách sử dụng các chiến lược học ngôn ngữ thích hợp. Bài báo này nhằm tìm hiểu chiến lược nghe hiểu của người học tiếng Anh. Đối tượng tham gia là 12 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu trường hợp. Nguồn dữ liệu được thu thập bằng phương pháp nói to suy nghĩ (think-aloud). Dữ liệu thu thập được giải mã và phân loại sử dụng các nguyên tắc phân loại Chiến lược học ngôn ngữ của O'Malley và Chamot (1990), Oxford (1990), sau đó được phân tích định lượng qua phần mềm SPSS để thu được số liệu thống kê mô tả và suy diễn. Kết quả cho thấy sinh viên đã sử dụng ba loại chiến lược: siêu nhận thức, nhận thức và xã hội/tình cảm. Hơn nữa, có một số khác biệt trong việc lựa chọn chiến lược học tập của người học liên quan đến giới tính và dạng bài nghe. Đặc biệt, các chiến lược nghe hiểu liên quan đến các dạng bài nghe có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên nam và nữ. Nghiên cứu đề xuất tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về dạy các chiến lược nghe hiểu trong lớp học tiếng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-30
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)