CẢI TIẾN VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU, XOAY CHIỀU MỘT PHA TRONG DẠY HỌC BÀI “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÝ 12 NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CỦA HỌC SINH

  • Phan Đình Quang
  • Vilay Thanavong
  • Nguyễn Mạnh Hùng
Từ khóa: Cải tiến mô hình máy phát; Tự chế tạo mô hình; Giảng dạy vật lý; Năng lực thực nghiệm; Giáo dục Lào và Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khám phá, tìm hiểu bộ mô hình “máy phát điện một chiều, xoay chiều một pha” hiện đang được sử dụng ở các trường Trung học Phổ thông và ở Đại học. Trên cơ sở những khó khăn và nhược điểm của bộ thiết bị này, chúng tôi nghiên cứu và tạo ra một bộ thiết bị cải tiến và áp dụng vào giảng dạy Vật lý tại Lào nhằm kiểm tra tính hiệu quả của bộ thiết bị, đồng thời cũng nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh. Phương pháp nghiên cứu kết hợp lí thuyết, điều tra, ý kiến chuyên gia, và thực nghiệm. Kết quả cho thấy mô hình mới cải tiến có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, bên cạnh đó thì năng lực thực nghiệm của học sinh cũng được phát triển. Thiết kế gọn nhẹ, bền đẹp, dễ sử dụng, và tăng cường khả năng thực hành cho học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng mô hình này trong giáo dục, hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học. Trên cơ sở này cũng khuyến khích giáo viên và học sinh có thể tự chế tạo mô hình này để phục vụ giảng dạy và học tập.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-22
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)