ÁP DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 (PHẦN PHÁP LUẬT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

  • Lê Nguyễn Vân An
Từ khóa: Lớp học đảo ngược; Dạy học tích cực; Giáo dục kinh tế và pháp luật 11; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tiếp cận phẩm chất năng lực

Tóm tắt

“Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một trong những mô hình dạy học đang được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với khả năng tạo ra được một môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển, giúp người học được rèn luyện các kĩ năng, tư duy phản biện, từ đó đề ra được các phương án giải quyết vấn đề học tập một cách sáng tạo, mô hình này có thể đáp ứng được hướng tiếp cận đánh giá năng lực trong chương trình phổ thông ở nước ta hiện nay. Thông qua việc phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, bài viết tập trung làm rõ ưu, nhược điểm và vai trò của mô hình này trong việc phát triển tư duy người học. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quy trình cụ thể nhằm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong việc dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật và minh hoạ bằng kế hoạch dạy học một bài học cụ thể thuộc chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (phần Pháp luật).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-02
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)