NHẬN DIỆN VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BÀI TRỪ HỦ TỤC TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG TỈNH HÀ GIANG

  • Nguyễn Minh Nguyệt
  • Lục Quang Tấn
  • Đinh Thị Thu Hà
  • Bùi Phương Thúy
  • Nông Thị Hoài Thương
Từ khóa: Nhận diện; Chương trình giáo dục; Hủ tục; Bài trừ hủ tục; Nhà trường

Tóm tắt

Nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu bài trừ hủ tục trên toàn xã hội, đặc biệt là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Hà Giang, nơi còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu từ rất lâu đời, có nguy cơ biến tướng, xâm hại tới truyền thống văn hoá tốt đẹp, gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bài viết sử dụng phương pháp dân tộc học, hệ thống hoá, khảo sát điều tra, thu thập xử lý dữ liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hủ tục trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Qua nghiên cứu thực tiễn, nhận diện, đề xuất xây dựng chương trình giáo dục bài trừ hủ tục trong nhà trường từ cấp học Mầm non đến Trung học phổ thông. Từ đó đề xuất với ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch, giải pháp đưa nội dung giáo dục bài trừ hủ tục vào trường học một cách hiệu quả. Bài trừ hủ tục là quá trình lâu dài, bởi liên quan đến phong tục tập quán, tín ngưỡng... đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ lâu đời. Hiện nay có nhiều biện pháp để bài trừ hủ tục tuy nhiên bài trừ hủ tục bằng con đường giáo dục là ngắn nhất, hiệu quả nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-30
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)