ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC: NHỮNG MÔ HÌNH TIÊU BIỂU

  • Trịnh Hồng Linh
  • Nguyễn Nguyệt Minh
  • Thạch Hương Giang
  • Mai Thành Vũ
Từ khóa: Chấp nhận công nghệ; Mức độ sẵn sàng; Ứng dụng công nghệ; Nghiên cứu định lượng; Phương pháp giảng dạy

Tóm tắt

Trong thời đại công nghệ 4.0, xu thế ứng dụng công nghệ trong giáo dục đã trở thành một điều tất yếu. Với mỗi một nền tảng hay công cụ công nghệ được sử dụng trong lớp học, mức độ chấp nhận và sẵn sàng sử dụng của chính học sinh, sinh viên là một yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của việc ứng dụng đó. Hai mô hình phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá là Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cơ sở, bài báo tổng hợp khái niệm, những nhận xét phê bình và ứng dụng của hai mô hình này, từ đó cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục, các trường học, giáo viên gợi ý về một công cụ tiềm năng giúp tìm hiểu thái độ của người học với việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cả hai mô hình đều nhắc đến các đặc điểm gồm kì vọng về hiệu quả, kì vọng về sự nỗ lực sử dụng, sự ảnh hưởng xã hội và sự tự nguyện sử dụng. Trong khi TAM là một mô hình tinh gọn, UTAUT cung cấp một mô hình chi tiết hơn với sự giải thích sâu hơn về mục đích sử dụng của người dùng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-29
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)