THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

  • Đinh Đức Hợi
  • Chu Thị Bích Ngọc
  • Hoàng Thị Mỹ Hạnh
  • Đỗ Mạnh Hải
Từ khóa: Kể chuyện; Mầm non; Ngôn ngữ; Trẻ 5-6 tuổi; Sáng tạo

Tóm tắt

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và nhận thức thế giới. Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ giúp trẻ tiếp thu nền văn hóa xã hội, trong đó có ngôn ngữ mạch lạc. Vậy thực trạng và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi như thế nào ở trường mầm non? Công trình sử dụng phối hợp ba nhóm phương pháp nghiên cứu đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nhóm phương pháp xử lý số liệu. Kết quả cho thấy, phần lớn giáo viên đã có cách nhìn khá toàn diện và áp dụng có hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo; Việc dạy trẻ 5-6 tuổi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua hoạt động kể chuyện sáng tạo còn hạn chế; Phần lớn giáo viên chưa vận dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc; Hoạt động phối hợp với phụ huynh trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được giáo viên nhìn nhận và đánh giá cao. Vấn đề nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn trong nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và chuẩn bị tiền đề tâm lý cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp một.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-24
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)