QUY HOẠCH MỞ RỘNG LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI CÓ XÉT TIÊU CHUẨN AN TOÀN N–1 VÀ DÒNG CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

  • Đàm Minh Quang, Phạm Năng Văn*, Nguyễn Tuấn Anh
Từ khóa: Quy hoạch mở rộng lưới điện truyền tải (TNEP); Quy hoạch tuyến tính nguyên thực hỗn hợp (MILP); Tổn thất công suất; Tiêu chuẩn an toàn N‒1; Công suất phản kháng

Tóm tắt

Quy hoạch mở rộng truyền tải (TNEP) là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong hệ thống điện. Bài toán TNEP thường được xây dựng dựa trên phương pháp trào lưu công suất một chiều (DCPF). Nhược điểm của phương pháp này là bỏ qua tổn thất công suất và ảnh hưởng của dòng công suất phản kháng. Ngoài ra, đảm bảo an toàn của hệ thống điện trong chế độ sự cố một phần tử (tiêu chuẩn an toàn N‒1) có ý nghĩa quan trọng trong bài toán quy hoạch và vận hành. Bài báo này trình bày phương pháp quy hoạch tuyến tính nguyên thực hỗn hợp (MILP) để tối ưu hóa cấu trúc lưới điện truyền tải có xét tổn thất công suất, dòng công suất phản kháng và tiêu chuẩn an toàn N‒1. Kỹ thuật điều chỉnh giới hạn nhánh được áp dụng để tích hợp ảnh hưởng của dòng công suất phản kháng. Phương pháp lặp đề xuất được áp dụng để xem xét tiêu chuẩn an toàn trong quá trình quy hoạch lưới điện. Phương pháp đề xuất được đánh giá trên lưới điện 24 nút IEEE, trong đó mô hình tối ưu được giải sử dụng công cụ CPLEX với ngôn ngữ lập trình GAMS, và bài toán phân tích sự cố N‒1 được thực hiện sử dụng phần mềm POWERWORLD. Kết quả quy hoạch cho thấy, 19 đường dây với tổng vốn đầu tư 86,7 M$ được xây dựng để vận hành an toàn lưới điện theo tiêu chuẩn N‒1.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-30
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)