TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG VẬT LIỆU COMPOSITE ZEOLITE/MNPS XỬ LÝ CRYSTAL VIOLET TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

  • Trần Nguyễn Phương Lan, Dương Thị Mỹ Tuyên, Lý Kim Phụng, Phùng Thị Hằng, Cao Lưu Ngọc Hạnh, Trần Thị Minh Thư, Nguyễn Minh Nhựt, Nguyễn Thị Như Ý
Từ khóa: Hấp phụ; Crystal violet; Mô hình đẳng nhiệt; Sips; Tetraethyl orthosilicate; Zeolite/MNPs

Tóm tắt

Nghiên cứu này giới thiệu quy trình tổng hợp composite zeolite/MNPs đơn giản ở điều kiện tổng hợp: tỷ lệ khối lượng giữa MNPs:zeolite = 1:4 (w/w), tỷ lệ ethanol:H2O = 10:1 (v/v), 5 mL tetraethyl orthosilicate (TEOs), 90oC và 4 giờ. Các phương pháp phân tích XRD, FTIR và SEM nhằm xác định sự hiện diện của MNPs và zeolite với hình dạng, kích thước và sự phân bố khá đồng đều. Thành phần hóa học của composite được phân tích bằng XRF với hàm lượng SiO2; Al2O3 và Fe2O3 là 41,11%; 27,75% và 30,78%. Đánh giá khả năng xử lý crystal violet (CV) được thực hiện ở điều kiện pH ~ 7, khối lượng composite 0,75 g/L, nồng độ CV 100 mg/L và thời gian 30 phút, dung lượng và hiệu suất hấp phụ lần lượt là 103,37 mg/g và 70,64%. Quá trình hấp phụ CV phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Sips và mô hình động học Elovich. Cơ chế của quá trình là hấp phụ trên bề mặt không đồng nhất và hấp phụ vật lý. Hiệu suất hấp phụ CV của composite giảm từ 70,64% đến 42,26% sau 5 chu kỳ. Các kết quả trên cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng của composite zeolite/MNPs trong xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm hữu cơ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-18
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)