ĐẶC TRƯNG VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ AMOXICILLIN CỦA THAN SINH HỌC THỦY NHIỆT TỪ BÃ CHƯNG CẤT TINH DẦU SẢ HOẠT HÓA BẰNG KIỀM

  • Trương Thị Thảo, Lương Thị Lệ Trang
Từ khóa: Than sinh học thủy nhiệt; Sả; Hấp phụ; Amoxicillin; Hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich

Tóm tắt

Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo than sinh học từ bã chưng cất tinh dầu sả theo phương pháp thủy nhiệt, sau đó được hoạt hóa bằng KOH 5M ở nhiệt độ phòng trong 24 h, nghiên cứu các đặc trưng vật liệu và khả năng hấp phụ amoxicillin (AMO) trong môi trường nước. Các đặc trưng vật liệu được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp phổ hồng ngoại (IR), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phương pháp phân tích bề mặt riêng (BET). Kết quả cho thấy, nguyên liệu đã bị carbon hóa tốt, giàu các nhóm chức hữu cơ, diện tích bề mặt riêng đạt 24,6 m2/g. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp phụ AMO trong môi trường nước của than sinh học sả đã được khảo sát như pH, nồng độ đầu của AMO, hàm lượng than sử dụng, thời gian hấp phụ. Kết quả cho thấy, sự hấp phụ tốt nhất xảy ra tại pH bằng 5, đạt cân bằng hấp phụ sau 3 h, khi nồng độ đầu của AMO càng nhỏ (5 -10 ppm) và lượng than sử dụng đủ lớn (3,0 – 5,0 g/L) thì hiệu suất hấp phụ đạt khoảng 90%. Quá trình thực nghiệm hấp phụ phù hợp với mô hình lý thuyết hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich và mô hình động học bậc hai, cho thấy cơ chế hấp phụ có tính trung gian giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-18
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)