NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN CỐT THÉP BÊ TÔNG CỦA DỊCH CHIẾT DIỆP HẠ CHÂU TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN MÔ PHỎNG

  • Nguyễn Thị Hoài Phương, Phạm Tiến Dũng, Võ Hoàng Tùng, Lê Thế Quang, Ninh Đức Hà, Lã Đức Dương, Nguyễn Tài Trượng, Nguyễn Tiến Dũng
Từ khóa: Cốt thép bê tông; Dịch chiết; Diệp hạ châu; Ăn mòn nước biển; Đường cong phân cực; Tổng trở điện hóa

Tóm tắt

Ngày nay, việc tìm kiếm các hợp chất ức chế ăn mòn hữu cơ thay thế cho các hợp chất vô cơ đang được thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Các hợp chất hữu cơ từ thiên nhiên thường rất dễ thu thập, rẻ tiền, đặc biệt chúng đóng vai trò trong phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của dịch chiết Diệp hạ châu như một chất hữu cơ ức chế ăn mòn cốt thép trong nước biển mô phỏng (dung dịch 3,5% NaCl). Hiệu quả ức chế ăn mòn của dịch chiết được nghiên cứu bằng các phương pháp điện hoá bao gồm đường cong phân cực và tổng trở điện hoá. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) và quang phổ tán sắc năng lượng (EDX) đã được sử dụng để phân tích bề mặt mẫu cốt thép. Kết quả đo điện hóa chỉ ra rằng, dịch chiết Diệp hạ châu là một chất ức chế ăn mòn hiệu quả cho cốt thép bê tông do nước biển gây ra. Ở nồng độ 0,02% dịch chiết trong nước biển mô phỏng, Diệp hạ châu có thể cải thiện khả năng chống ăn mòn cốt thép, tốc độ ăn mòn giảm xuống 0,078 mm/năm so với 0,113 mm/năm khi không có dịch chiết. Kết quả là cơ sở cho việc định hướng ứng dụng dịch chiết Diệp hạ châu nhằm hạn chế sự hư hỏng bê tông cốt thép xây dựng ở môi trường biển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-18
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)