KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC MẶT BỊ Ô NHIỄM CỦA CÂY PHÁT LỘC (Dracaena sanderiana) TRONG HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC NỔI

  • Lê Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Bá, Lưu Minh Loan, Nguyễn Trường Quân, Cái Anh Tú
Từ khóa: Đất ngập nước nổi; Nước mặt ô nhiễm; Dracaena sanderiana; Cyperus alterfonius; Xử lý dinh dưỡng

Tóm tắt

Đất ngập nước nổi là một biện pháp sinh thái có phần ưu việt trong xử lý nước mặt so với các loại đất ngập nước khác do nó có thể áp dụng tại chỗ, linh hoạt với mực nước biến động và không đòi hỏi thêm diện tích đất đai. Áp dụng các loại cây cảnh cho đất ngập nước nổi làm tăng thêm ưu điểm tạo cảnh quan của nó và có thể tạo ra giá trị kinh tế. Do vậy, nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước mặt bị ô nhiễm của cây phát lộc (Dracaena sanderiana) trong hệ đất ngập nước nổi quy mô phòng thí nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng trong thực tiễn. Hệ đất ngập nước nổi làm bằng giá nhựa để nâng đỡ thực vật thí nghiệm trên bề mặt của thùng nước chứa 22L với đường kính mặt 300 mm. Kết quả theo dõi các thông số chất lượng nước gồm COD, TSS, , ,  trong hai đợt kéo dài 13-17 ngày cho thấy hiệu quả xử lý của cây phát lộc không có chênh lệch lớn so với hệ đối chứng không trồng cây (< 20%) và thấp hơn rõ rệt so với cây thuỷ trúc (Cyperus alterfonius) (>27%) trong hệ đất ngập nước nổi. Cây phát lộc là cây cảnh đẹp, có giá trị kinh tế nhưng không thể hiện tính ưu việt trong xử lý nước mặt bị ô nhiễm trong hệ đất ngập nước nổi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-28
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)