TỐI ƯU HÓA VỊ TRÍ VÀ CÔNG SUẤT CỦA THIẾT BỊ SVC SỬ DỤNG QUY HOẠCH PHI TUYẾN NGUYÊN THỰC HỖN HỢP CÓ XÉT RÀNG BUỘC ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP

  • Nguyễn Tiến Thành, Phạm Năng Văn*, Nguyễn Quốc Minh, Nguyễn Thị Hoài Thu
Từ khóa: Quy hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp (MINLP); Ổn định điện áp; Thiết bị SVC; Công suất tối ưu; Vị trí tối ưu

Tóm tắt

Do sự tăng trưởng nhanh của phụ tải, sự phát triển của thị trường điện và sự thâm nhập ngày càng tăng của các nguồn năng lượng tái tạo, điểm làm việc của hệ thống điện có xu hướng gần điểm giới hạn ổn định, đặc biệt là giới hạn ổn định điện áp. Vì vậy, đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa điểm làm việc hiện tại và điểm sụp đổ điệp áp có ý nghĩa quan trọng trong bài toán quy hoạch và vận hành. Bài báo này trình bày mô hình quy hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp (MINLP) để tối ưu hóa vị trí và công suất của thiết bị SVC với mục đích nâng cao ổn định điện áp của hệ thống điện. Hàm mục tiêu của mô hình tối ưu đề xuất là tối thiểu hóa tổng chi phí, bao gồm vốn đầu tư của SVC và chi phí cho tổn thất điện năng của lưới điện. Bài toán tối ưu xem xét các ràng buộc ở trạng thái phụ tải cơ sở và phụ tải tới hạn. Mô hình tối ưu đề xuất được đánh giá trên lưới điện 30 nút IEEE cải biên sử dụng bộ giải thương mại XPRESS và ngôn ngữ lập trình GAMS. Các kịch bản khác nhau về mức độ an toàn tối thiểu và công suất phụ tải được xem xét. Kết quả tính toán cho thấy rằng, mức độ an toàn tối thiểu và công suất phụ tải có ảnh hưởng quan trọng đến vị trí và công suất tối ưu của thiết bị bù SVC.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-28
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)