TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt
  • Nguyễn Thị Kiều
Từ khóa: Dạy học tích hợp; Phát triển năng lực; Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông; Đổi mới giáo dục; Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định vai trò của dạy học tích hợp về giáo dục kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp 12 (phần địa lí tự nhiên Việt Nam). Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phân tích, đặc biệt để đánh giá được hiệu quả của dạy học tích hợp trên cơ sở xây dựng kế hoạch dạy học chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài yêu cầu cung cấp các nội dung kiến thức trọng tâm của bài học, dạy học tích hợp còn là nền tảng giúp phát triển năng lực cho học sinh để các em biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, đồng thời biết cách phòng tránh cũng như thích ứng được với những biến đổi của các hiện tượng tự nhiên đang diễn ra tại địa phương nơi các em sinh sống và trên lãnh thổ nước ta hiện nay. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khả năng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT đồng thời đưa ra hình thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học mẫu để thực hiện dạy học theo định hướng này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)