KIM THÁNH THÁN LUẬN CỐT TRUYỆN (TRÍCH DỊCH TỪ SÁCH TƯ TƯỞNG TỰ SỰ MINH - THANH CẬN ĐẠI CỦA TRIỆU VIÊM THU)

  • Phạm Văn Hóa
Từ khóa: Kim Thánh Thán; Cốt truyện; Sự kiện; Nhân vật; Tình tiết

Tóm tắt

Nghiên cứu tư tưởng tự sự cổ điển Trung Quốc là nghiên cứu ý thức lý luận tự sự trong cái nhìn so sánh Trung Tây cùng với cách tiếp cận phê bình tư tưởng tự sự có ý nghĩa phương pháp luận to lớn đối với việc xây dựng tự sự học Trung Quốc. Mục đích của bài viết này là hệ thống và tìm hiểu quan niệm cốt truyện của Kim Thánh Thán, trên cở sở lý luận và thực tiễn tự sự Trung Quốc, chỉ ra nét độc đáo của tự sự cổ điển Trung Quốc. Bài viết đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, nghiên cứu loại hình, hệ thống - cấu trúc. Cốt truyện là phương diện nội dung của tác phẩm tự sự, nhưng tự sự học không chỉ nghiên cứu nội dung cụ thể, mà là nghiên cứu các yếu tố cấu thành, hình thái, tổ chức cốt truyện như sự kiện, nhân vật, tình tiết. Bài viết cho thấy một cách toàn diện và hệ thống, tính độc đáo trong tư tưởng tự sự Kim Thánh Thán nhìn từ cốt truyện. Trên cơ sở tư tưởng tự sự Kim Thánh Thán, bài viết góp phần chứng minh giá trị của tự sự cổ điển Trung Quốc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)