TIẾP CẬN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI

  • Phạm Đức Trọng
  • Nguyễn Đức Cảnh
  • Phạm Công Đạt
  • Hoàng Hồng Hạnh
  • Nguyễn Thị Minh Hằng
  • Võ Hữu Công
Từ khóa: Carbon hữu cơ; Chất hữu cơ dễ phân hủy; Chất thải rắn sinh hoạt; Bãi chôn lấp; Kinh tế tuần hoàn

Tóm tắt

Nghiên cứu áp dụng tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lào Cai. Điều tra thực địa được thực hiện nhằm phỏng vấn cán bộ quản lý, các hộ gia đình kết hợp lấy mẫu chất thải rắn sinh hoạt để phân tích thành phần hữu cơ và vô cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại phường Cốc Lếu và phường Bắc Cường dao động lần lượt từ 1,2 ± 0,031 (kg/người/ngày) đến 2,53 ± 0,865 (kg/người/ngày) và từ 1,28 ± 0,23 (kg/người/ngày) đến 2,52 ± 1,12 (kg/người/ngày). Tỷ lệ hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hai phường lần lượt là 60,18% và 27,71%. Tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt có tiềm năng cho các mục đích khác theo đó là 89% (Cốc Lếu) và 87% (Bắc Cường) (bao gồm chất hữu cơ dễ phân hủy và rác có khả năng tái chế). Với tỉ lệ cacbon hữu cơ cao vào khoảng từ 26,38% đến 32,57%, có thể áp dụng biện pháp ủ phân compost để giúp tiết kiệm nhân công cũng như giảm lượng rác thải chôn lấp và đem lại lợi nhuận về kinh tế. Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn từ quy mô hộ gia đình đến cấp độ thành phố góp phần giảm thiểu lượng rác thải của thành phố và đem lại lợi ích về mặt kinh tế của người dân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)