CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945

  • Đàm Thị Uyên
  • Ngô Thị Thu Hằng
Từ khóa: Chợ; Chợ nông thôn; Vai trò của chợ nông thôn; Miền Đông Cao Bằng; Trước năm 1945

Tóm tắt

Chợ nông thôn nói chung và chợ nông thôn miền núi nói riêng có vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Chợ không chỉ là nơi giao thương hàng hóa trong khu vực mà còn là cầu nối giữa miền núi và đồng bằng. Với phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một số phương pháp khác, nghiên cứu này nhằm giới thiệu đặc điểm về chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng trước năm 1945, trên cơ sở đó góp phần tái hiện bức tranh về đời sống của nhân dân Cao Bằng lúc bấy giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở miền Đông Cao Bằng, trải qua quá trình hình thành và phát triển, chợ truyền thống vẫn còn giữ nguyên vai trò của nó. Chợ không chỉ là nơi phản ánh bộ mặt kinh tế mà còn phản ánh cả những giá trị văn hóa của cư dân miền Đông Cao Bằng. Việc thiết lập mạng lưới chợ ở miền Đông Cao Bằng đã góp phần phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự cấp, tự túc của đồng bào. Sự ra đời và phát triển của chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tộc người nơi đây, gắn kết họ lại với nhau tạo thành một cộng đồng thống nhất trong đa dạng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)