RÀO CẢN NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

  • Nguyễn Thu Quỳnh
  • Phạm Nguyễn Triệu Huy
  • Lê Thị Ngọc Hoài
  • Phạm Thị Châm Anh
Từ khóa: Rào cản ngôn ngữ; Dân tộc thiểu số; Học sinh trung học cơ sở; Tỉnh Thái Nguyên; Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Tóm tắt

Bài viết hướng đến mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục rào cản ngôn ngữ cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp phân tích định lượng kết hợp định tính. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên còn những hạn chế nhất định về năng lực ngôn ngữ ở cả bốn kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe, trong đó kĩ năng viết là kĩ năng kém nhất. Rào cản ngôn ngữ của học sinh được xác định là do xuất phát điểm của các em về năng lực tiếng Việt thấp; tâm lí học sinh thường thụ động, thiếu linh hoạt, sáng tạo; môi trường giao tiếp và sử dụng tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, một số giải pháp đã được bài viết đề xuất nhằm giúp học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số khắc phục được rào cản ngôn ngữ, đặc biệt trước yêu cầu mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-15
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)