NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM CỦA DECABROMODIPHENYL ETHER VÀ DECABROMODIPHENYL ETHANE TRONG MẪU BỤI LẮNG VÀ TRẦM TÍCH Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ HÀ NỘI

  • Hoang Quoc Anh, Nguyen Thi Thu Thuy, Pham Van Tuan, Le Thi Mai Anh, Pham Thi Ngoc Mai, Pham Dang Minh, Trinh Hai Minh
Từ khóa: BDE-209; DBDPE; Bụi lắng; Trầm tích; Việt Nam

Tóm tắt

Decabromodiphenyl ether (BDE-209) và decabromodiphenyl ethane (DBDPE) là các chất chống cháy brom hữu cơ (BFRs), và cũng là các chất ô nhiễm bền vững. Thông tin về sự tồn tại đồng thời của hai chất này trong môi trường tại Việt Nam còn khá hạn chế. Nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của các BFRs này trong môi trường trên cạn và dưới nước, trong nghiên cứu này, hàm lượng BDE-209 và DBDPE được xác định trong mẫu bụi và trầm tích thu thập tại khu vực đô thị Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ. BDE-209 và DBDPE được phát hiện trong tất cả các mẫu, dao động từ 0,68 đến 53 và từ 0,11 đến 73 ng/g. Hàm lượng của 2 chất này trong mẫu bụi đường và mẫu trầm tích sông cao hơn so với các mẫu trầm tích hồ. BDE-209 và DBDPE trong các mẫu có sự tương quan rõ rệt (Spearman ρ = 0,734; p < 0,05), phản ánh sự tương đồng về phương thức tồn tại trong môi trường và/hoặc nguồn phát thải, cũng như vai trò của DBDPE là chất thay thế cho các dạng BFRs đã bị cấm như BDE-209.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-04
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)