NGHIÊN CỨU XỬ LÝ TỔNG PHỐT PHO TRONG NƯỚC THẢI CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CƠ PHỐT PHO BẰNG THIẾT BỊ SINH HỌC – MÀNG (MBR)

  • Lưu Tuấn Dương, Lê Thanh Sơn, Lê Cao Khải, Trương Thị Minh Hằng
Từ khóa: Nước thải; Hóa chất bảo vệ thực vật; Xử lý thứ cấp; T-P; MBR

Tóm tắt

Thiết bị sinh học-màng sử dụng màng vi lọc sợi rỗng 0,3 µm bằng polyetylen (Mishubishi) được nghiên cứu để xử lý tổng phốt pho của nước thải đã qua tiền xử lý bằng hệ fenton điện hóa của một cơ sở sản xuất, sang chiết thuốc diệt cỏ Glyphosate. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý phốt pho phụ thuộc rất nhiều vào thời gian sục khí/ngừng sục, thời gian lưu bùn và thời gian lưu thủy lực. Hiệu quả xử lý phốt pho tăng khi tăng thời gian sục khí, giảm thời gian ngưng sục khí trong một chu trình, tăng thời gian lưu bùn và thời gian lưu thủy lực. Tuy nhiên, thời gian lưu bùn không nên vượt quá 30 ngày. Hiệu quả xử lý phốt pho đạt khoảng 64,4% khi thời gian sục khí/ngừng sục khí là 70 phút/50 phút, thời gian lưu bùn 28 ngày và thời gian lưu thủy lực 9h. Khi đó, nồng độ phốt pho ở nước đầu ra khoảng 3,24 mg/l, đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra khả năng ứng dụng công nghệ sinh học-màng để xử lý thứ cấp tổng phốt pho trong nước ô nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật trong thực tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-26
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)