HÀNH ĐỘNG TRÌNH BÀY GIÁN TIẾP TRONG LỜI TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)

  • Dương Thị Thúy Vinh
Từ khóa: Ngôn ngữ; Hành động trình bày; Gián tiếp; Lời tác giả; Truyện Kiều

Tóm tắt

Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du. Vấn đề đặt ra là tại sao tuy mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) nhưng Truyện Kiều không phải là bản sao mà lại trở thành một tác phẩm kiệt xuất? Đó là bởi tâm huyết và sức sáng tạo kì diệu của Nguyễn Du trong từng câu chữ. Để góp phần làm sáng tỏ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ, chúng tôi tiến hành khảo sát, miêu tả và phân tích hành động trình bày gián tiếp trong lời tác giả của tác phẩm Truyện Kiều. Dựa vào lí thuyết hành động ngôn ngữ, trên cơ sở áp dụng phương pháp phân tích văn bản và một số phương pháp, thủ pháp khác, nghiên cứu này cho thấy, các hành động trình bày gián tiếp trong lời người dẫn truyện được tác giả sử dụng rất phổ biến. Hình thức thể hiện này đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả, trong vai trò của người dẫn truyện. Như vậy, các hành động trình bày gián tiếp trong lời tác giả đã góp phần giúp Truyện Kiều có được những giá trị đặc sắc, trở thành một kiệt tác của văn học Việt Nam và nhân loại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)