NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT SAPONIN TỔNG SỐ VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA TỪ DỊCH CHIẾT CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN

  • Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thanh Ninh, Trần Thị Thu Thảo Phạm Trang Nhung, Nguyễn Thương Tuấn, Trần Thị Thu Hà
Từ khóa: Dịch chiết; DPPH; Dung môi; Đinh lăng lá nhỏ; Saponin

Tóm tắt

Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) thuộc họ Araliaceae, được trồng rộng rãi khắp Việt Nam và thường được dùng trong một số bài thuốc dân gian nhằm tăng cường sức khỏe cho con người. Thành phần dược liệu chính trong cây đinh lăng là các hợp chất saponin triterpenoid. Mặc dù đã có một số nghiên cứu tách chiết saponin từ lá, rễ cây đinh lăng và đánh giá tác dụng sinh học, tuy nhiên hiệu suất tách chiết phụ thuộc nhiều vào phương pháp và nguồn vật liệu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố như phương pháp chiết, nồng độ, tỉ lệ dung môi, thời gian và nhiệt độ ảnh hưởng đến hiệu quả tách chiết saponin tổng số từ lá cây đinh lăng thu thập tại tỉnh Thái Nguyên và đánh giá khả năng chống oxy hoá trong dịch chiết thu được. Kết quả cho thấy, điều kiện tách chiết tối ưu là sử dụng dung môi methanol, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1:12, tách chiết trong vòng 4 giờ tại nhiệt độ 70℃ bằng phương pháp khuấy trộn gia nhiệt. Dịch chiết lá được xác định bằng phương pháp quang phổ, hàm lượng saponin là 8,12 ± 0,59 mg/ml có khả năng kháng oxy hóa cao, giá trị IC50 của dịch chiết saponin đạt 17,14 μg/ml.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)