GIÁO KHOA HÁN VĂN TRONG THỜI KỲ CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÔNG DƯƠNG (1906-1919)

  • Nguyễn Thị Kim Phượng
Từ khóa: Giáo trình chữ Hán; Cải lương giáo dục; Thời Pháp thuộc; Bán đảo Đông Dương; Phạm trù Hán văn

Tóm tắt

Trong những năm 1906 - 1919, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và chính trị. Việc biên soạn giáo trình Hán văn phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của xã hội và đáp ứng nhu cầu của học sinh ba cấp Ấu học, Tiểu học và Trung học. Nghiên cứu này nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình giáo khoa Hán văn thời kỳ Cải lương tại Việt Nam, đồng thời so sánh với các quốc gia thuộc Bán đảo Đông Dương để hiểu được toàn cảnh bức tranh về giáo dục chữ Hán tại Đông Dương lúc bấy giờ, thông qua phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian này, các sách giáo khoa chữ Hán ở ba cấp học được chia thành năm phạm trù chính là Hán văn cơ bản, Hán văn kinh truyện, Hán văn Bắc sử, Hán văn quốc sử và Hán văn bản quốc địa dư. Nội dung của Hán văn cơ bản và Hán văn kinh truyện đã được giản lược để trở nên dễ hiểu, dễ học hơn. Hán văn Bắc sử và Hán văn quốc sử được đổi mới về phương thức biên soạn không chỉ dùng cách thức truyền thống mà còn sử dụng văn vần, phương pháp phân kỳ để truyền tải đến học sinh kiến thức về lịch sử, văn hóa và triết học của Trung Quốc và Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-23
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)