HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

  • Vi Thùy Linh
  • Trần Thị Ngọc Hà
  • Phạm Thị Quyên
  • Trần Đức Văn
Từ khóa: Ba Chẽ; Quảng Ninh; Cây dược liệu; Đa dạng sinh học; Bảo tồn; Quản lý

Tóm tắt

Nghiên cứu này thực hiện nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cơ bản về các loài cây dược liệu, đặc biệt các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Bằng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như điều tra khảo sát, xử lý thống kê... kết quả chỉ ra huyện Ba Chẽ có nguồn tài nguyên cây dược liệu đa dạng, phong phú. Cụ thể tại khu vực ghi nhận có 277 loài cây thuốc được người dân thường xuyên sử dụng; 31 loài xếp vào nhóm quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; 33 loài được ghi trong Danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu; có 2 loài thuộc Nhóm II theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; 13 loài thuộc diện bảo tồn; 21 loài thuộc đối tượng theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT. Đặc điểm phân bố, trữ lượng các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu rất đa dạng: trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, ven suối, núi đá, nương, đồng thấp, vườn nhà… Để bảo tồn, phát triển các giá trị của nguồn tài nguyên dược liệu tại khu vực cần thực hiện kịp thời và đồng bộ các giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường; giải pháp về kỹ thuật đặc biệt chú trọng kết hợp bảo tồn chuyển vị và nguyên vị cấp bách với những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; giải pháp vốn đầu tư...

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-15
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)