MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 20 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA IX (03-2002) VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ

  • Ngô Thị Quang
Từ khóa: Kinh tế tập thể; Hợp tác xã; Nghị quyết số 13; Kết quả; Kinh nghiệm thực tiễn

Tóm tắt

Kinh tế tập thể với nòng cốt là kinh tế hợp tác xã là thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động, góp phần làm giảm sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội nhất là ở khu vực nông thôn. Sự phát triển của kinh tế tập thể góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trên cơ sở Nghị quyết số 13 khóa IX (2002), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể mang lại nhiều kết quả tích cực, không chỉ đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người dân và xã hội. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, bài viết nêu lên một số kết quả đạt được trong 20 năm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đồng thời thể hiện nhận thức đúng đắn của Đảng về vai trò quan trọng của kinh tế tập thể đối với nền kinh tế đất nước. Kết quả nghiên cứu này nhằm tiếp tục đẩy mạnh, phát triển nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-15
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)