THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA TẠI ĐƠN VỊ SAO ĐỎ - CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU

  • Nguyễn Thị Ngân, Phạm Diệu Thùy, Dương Thị Hồng Duyên, Trần Nhật Thắng, Vũ Thành Chung
Từ khóa: Bò; Chậm động dục; Điều trị; Hormone; Mộc Châu

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng chậm động dục ở bò sữa tại Đơn vị Sao Đỏ, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và sử dụng các loại hormone hướng sinh dục điều trị cho bò để tăng tỷ lệ động dục và tỷ lệ có chửa. Bò chậm động dục thường do các bệnh: buồng trứng kém hoạt động, thể vàng tồn lưu và u nang; các bệnh này có xu hướng tăng dần theo lứa đẻ; trong đó, bệnh buồng trứng không hoạt động được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu gây chậm động dục ở bò sữa. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động bằng CIRD với PGF2a và GnRH đạt 89,47% bò động dục và 79,41% bò có chửa. Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng GnRH và PGF2α có 91,66% bò động dục và 90,09% bò có chửa. Điều trị bệnh thể vàng tồn lưu bằng PGF2a có 80% bò động dục và 83,33% bò có chửa. Các phác đồ thử nghiệm đều cho kết quả tỷ lệ động dục và tỷ lệ có chửa sau khi phối giống cao hơn lô đối chứng. Việc bổ sung các loại hormone hướng sinh dục vào các thời điểm thích hợp đã giúp tăng tỷ lệ động dục và tỷ lệ có chửa ở bò sữa, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)