ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN TRAI NƯỚC NGỌT SỬ DỤNG LÀM NGUYÊN LIỆU NUÔI LẤY NGỌC TẠI TUYÊN QUANG

  • Lê Minh Châu, Nguyễn Văn Tùng, Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Nguyệt Ngân, Nguyễn Hữu Hòa
Từ khóa: Trai nước ngọt; Tuyên Quang; Phân bố; Thực trạng; Nguy cấp

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện bằng các khảo sát, thu thập thông tin tại thực địa, phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương thống qua các phiếu điều tra nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra một số nhận định về tình trạng của trai nước ngọt hiện nay ở Na Hang – Tuyên Quang, một trong những nguyên liệu quan trọng phục vụ cho nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Kết quả ghi nhận được 2 loài trai phổ biến là trai đen cánh dày (Sinohyriopsis cumingii Lea 1852), trai xanh cánh mỏng (C. bialata Lea 1857) và một số loài khác chưa xác định. Trong đó, loài trai đen cánh dày (S. cumingii Lea 1852) chiếm 71,15%; loài trai xanh cánh mỏng (C. bialata Lea 1857) là 15,38%; các loài khác chưa xác định là 13,46%. Loài trai đen cánh dày (S. cumingii Lea 1852) có tần suất bắt gặp cao hơn (73,08%) so với loài trai xanh cánh mỏng (C. bialata Lea 1857) là 13,46%, còn các loài khác là 17,31%. Hai loài trai này phân bố chủ yếu ở loại hình nước tĩnh nhiều hơn so với nước chảy và tần suất xuất hiện của chúng ở mức ít gặp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)