NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY KIẾN THỨC VĂN HÓA VÀ SỰ KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG DỊCH THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỊCH CỦA SINH VIÊN NĂM 3 - NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN: MỘT NGHIÊN CỨU TIỀN THỰC NGHIỆM

  • Lê Vũ Quỳnh Nga
  • Trần Thị Phương
Từ khóa: Nghiên cứu tiền thực nghiệm; Văn hóa trong dịch thuật; Tương đương; Không tương đương; Ảnh hưởng

Tóm tắt

Sự tương đương và không tương đương là những khái niệm quan trọng trong dịch thuật - một bản dịch được coi là thành công khi nó đảm bảo chuyển tải tương đương được những yếu tố ngôn ngữ của bản gốc. Sự tương đương không phải lúc nào cũng đạt được do các yếu tố văn hóa có trong ngôn ngữ. Bài báo này trình bày một nghiên cứu tiền thực nghiệm, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của họ. Đối tượng tham gia là một nhóm sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh - Đại học Thái Nguyên. Thông qua giảng dạy chuyên đề, các phiếu khảo sát, phỏng vấn và làm bài kiểm tra, nghiên cứu hướng đến trả lời 2 câu hỏi là Em hiểu thế nào là vấn đề không tương đương ở cấp độ từ vựng? Ảnh hưởng của việc giảng dạy các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch của sinh viên là gì? Kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên còn có nhận thức tương đối mơ hồ về văn hóa trong dịch thuật, và khẳng định việc cung cấp kiến thức văn hóa trong dịch thuật cho sinh viên ảnh hưởng tích cực đến chất lượng của các sản phẩm dịch của họ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-29
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)