ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN HÀM LƯỢNG DẦU GẠO CỦA MẪU GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG THU THẬP Ở TỈNH SƠN LA (VIỆT NAM) VÀ LUONGNAMTHA (LÀO)

  • Vì Thị Xuân Thủy, Nguyễn Hoàng Phương
Từ khóa: Mẫu giống lúa địa phương; Cám gạo; Dầu gạo; Phôi hạt; Lớp vỏ lụa

Tóm tắt

Dầu gạo được chiết xuất từ cám gạo, chứa nhiều loại vitamin, giàu acid béo không no và một số chất chống oxy hóa tự nhiên nên có vai trò quan trọng trong giảm cholesterol máu. Dầu gạo là dầu thực vật duy nhất chứa oryzanol, lecithin, squalene, phytosterol, polyphenol, tocopherol, tocotrienols..., vì vậy có giá trị dinh dưỡng cao và tiềm năng thương mại hóa. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng dầu gạo của mẫu giống lúa địa phương SL5 và LNT1. Trong điều kiện thí nghiệm nền bón 120 kg N/ha và 60 kg K2O/ha khi thay đổi mức bón phân lân từ 0 - 120 kg P2O5/ha cho thấy, phân lân không ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa địa phương SL5 và LNT1. Mức bón 90 kg P2O5/ha cho hàm lượng dầu gạo cao nhất, mẫu giống lúa SL5 đạt 24,6% (cao gấp 1,07 lần đối chứng), mẫu giống lúa LNT1 đạt 25,3% (cao hơn công thức đối chứng 1,09 lần). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn trong canh tác để nâng cao hàm lượng dầu gạo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-28
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)