ẢNH HƯỞNG CỦA TẦN SUẤT CHO ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ KHOANG CỔ CAM (Amphiprion percula Lacepède, 1802)

  • Nguyễn Thị Lê Nghi, Nguyễn Tấn Sỹ, Trần Thị Lê Trang, Trần Văn Dũng
Từ khóa: Amphiprion percula; Cá khoang cổ cam; Tần suất cho ăn; Sinh trưởng; Tỷ lệ sống

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá khoang cổ cam. Năm tần suất cho ăn được thử nghiệm gồm 2 lần, 4 lần, 6 lần, 8 lần và 10 lần/ngày. Cá khoang cổ cam giống (0,86 g, 3,45 cm) được nuôi với mật độ 15 con/bể (65 lít/bể). Các nghiệm thức được thực hiện với ba lần lặp trong thời gian 8 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất cho ăn ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu tăng trưởng của cá. Cá được cho ăn 6 lần/ngày đạt các chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài, khối lượng cao nhất, tiếp theo là 8 và 10 lần, và thấp nhất ở nghiệm thức 2 và 4 lần/ngày (P < 0,05). Tuy nhiên, tần suất cho ăn không ảnh hưởng đến hệ số phân đàn (CVL, W), hệ số điều kiện (CF) và tỷ lệ sống (SR) giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, FER và PER) cũng đạt được tối ưu ở chế độ cho ăn 6 lần/ngày (P < 0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy, cá khoang cổ cam giống nên được cho ăn 6 lần/ngày nhằm đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)