NGHIÊN CỨU CẢM ỨNG VÀ NUÔI CẤY TẠO RỄ TƠ CÂY VÚ BÒ (Ficus simplicissima Lour.)

  • Vũ Thị Thu Thủy, Vũ Mạnh Cường, Trần Thị Hồng, Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Thu Ngà
Từ khóa: Agrobacterium rhizogenes; Mô lá; Sinh khối; Vú bò; Rễ tơ

Tóm tắt

Cây Vú bò  (Ficus simplicissima Lour.) chứa flavonoid và saponin có khả năng chống oxy hóa mạnh, được dùng để điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày… Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid tổng hợp tự nhiên trong cây Vú bò rất thấp (khoảng 0,897 mg/g lá tươi). Do đó, một phương pháp đã được đề xuất để tăng cường hàm lượng flavonoid trong cây Vú bò là ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tạo dòng rễ tơ tăng sinh khối. Nghiên cứu này trình bày kết quả quá trình cảm ứng và nuôi cấy tạo dòng rễ tơ thông qua A. rhizogenes ở cây Vú bò. Trong 2 loại vật liệu lây nhiễm với A. rhizogenes (đoạn thân, mô lá) thì mô lá là vật liệu thích hợp cho tạo rễ tơ. Mật độ vi khuẩn tương ứng với giá trị OD600 = 0,8; nồng độ AS 150 μmol/l; thời gian nhiễm khuẩn 10 phút; thời gian đồng nuôi cấy 2 ngày; nồng độ cefotaxime 550 mg/l là những điều kiện thích hợp cho cảm ứng tạo rễ tơ từ mô lá. Môi trường MS ở trạng thái lỏng, không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, nuôi trong điều kiện lắc là môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng rễ tơ. Kết quả kiểm tra sự có mặt của gen rolC bằng phương pháp PCR và sự vắng mặt của gen virD2 đã khẳng định 5 dòng rễ tơ được tạo ra từ cây Vú bò.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)