THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Trương Thị Thùy Anh
Từ khóa: Ngôn ngữ; Lời nói mạch lạc; Lời nói độc thoại mạch lạc; Sự phát triển lời nói mạch lạc; Trẻ mẫu giáo

Tóm tắt

Lời nói mạch lạc là một dạng hoạt động trí óc quyết định mức độ phát triển không chỉ của ngôn ngữ mà còn cả sự phát triển trí tuệ của trẻ. Sự phát triển của lời nói mạch lạc có tầm quan trọng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách, khả năng xã hội hóa của trẻ và quyết định phần lớn đến sự thành công ở giai đoạn đầu đi học. Do đó, phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ trung tâm của quá trình phát triển lời nói của trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp các bài báo, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành thu thập, xử lí, đánh giá kết quả mức độ phát triển lời nói mạch lạc của 132 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh một số ít trẻ có mức độ phát triển lời nói mạch lạc ở mức tốt, lời nói mạch lạc của đa số trẻ còn ở mức trung bình và thấp. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)