KÊNH VĨNH TẾ TRONG CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA NHÀ NGUYỄN THỜI KÌ 1824 – 1867

  • Dương Thế Hiền
Từ khóa: Triều Nguyễn; Kênh Vĩnh Tế; Quốc phòng; Chân Lạp; Biên giới Tây Nam

Tóm tắt

Dưới triều Nguyễn, biên giới Tây Nam là vùng đất mới khai phá nên yêu cầu bảo vệ và phát triển trở thành vấn đề quan trọng trong tiến trình giữ nước và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trước các thế lực ngoại xâm. Nhằm giải quyết những thách thức đó, kênh Vĩnh Tế ra đời như một giải pháp hữu hiệu đã được triều Nguyễn tiến hành. Mục đích của bài viết này là khôi phục lại diện mạo của kênh Vĩnh Tế như một phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và phát triển vùng biên giới Tây Nam của triều Nguyễn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu chính là lịch sử, logic và liên ngành, kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố chiến lược của kênh Vĩnh Tế trong công cuộc quốc phòng trên vùng biên giới Tây Nam dưới triều Nguyễn. Bài viết này trình bày rõ quá trình ra đời của kênh Vĩnh Tế, đồng thời đi sâu phân tích vai trò, tác dụng và giá trị của con kênh này trong việc phát huy các nguồn lực bảo vệ đất nước, đáp ứng chiến lược quốc phòng trên vùng biên giới Tây Nam của triều Nguyễn (1824 – 1867). Kết quả nghiên cứu này góp phần nhận thức toàn diện hơn về giá trị các kênh đào trong chính sách quốc phòng của triều Nguyễn trên vùng biên giới Tây Nam trong thế kỉ XIX.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-14
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)