NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH

  • Nguyễn Thị Mỵ, Nguyễn Như Ý, Dương Thị Thu Hà, Cao Trường Sơn*
Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt; Kinh tế tuần hoàn; Quản lý chất thải rắn sinh hoạt; Hộ gia đình; Thành phố Bắc Ninh

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực nhằm đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn  quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình cho thành phố Bắc Ninh. Chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra để điều tra các hộ gia đình, cán bộ quản lý chất thải rắn sinh hoạt; điều tra khảo sát hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; lấy mẫu rác để xác định khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Ninh là 0,65 kg/người/ngày, tổng lượng phát sinh vào khoảng 169 tấn/ngày (gần 62 nghìn tấn/năm). Trong đó, có tới 94,4% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tuần hoàn, tái sử dụng gồm: 21,74% rác có khả năng tái chế và 72,66% rác hữu cơ dễ phân hủy. Mô hình kinh tế tuần hoàn quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại cấp độ hộ và cấp độ thành phố đã được đề xuất cho thành phố Bắc Ninh. Việc chuyển đổi từ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức cũ (thu gom – vận chuyển – xử lý) sang mô hình kinh tế tuần hoàn quản lý chất thải rắn sinh hoạt là xu hướng chung của Việt Nam và thế giới, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chi phí xử lý và bảo vệ môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-07
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)