ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở BỆNH NHÂN TỪ 2 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

  • Trần Xuân Tuấn, Nguyễn Văn Sơn
Từ khóa: Thiếu máu; Thiếu sắt; Trẻ em; Bổ sung sắt; Thiếu máu thiếu sắt

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 178 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ 07/2021 - 06/2022 bằng phỏng vấn trực tiếp bộ công cụ thiết kế sẵn và kết hợp khám bệnh. Kết quả có 74,7% bệnh nhân nam, 25,3% bệnh nhân nữ, tỷ lệ nam/nữ: 3/1; 78,1% bệnh nhân ở nhóm tuổi 6-24 tháng. Chủ yếu thiếu máu mức độ trung bình (51,7%). Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là niêm mạc nhợt (91,6%), biếng ăn (59%), da xanh (56,7%), còi xương (35,4%), tiêu chảy (22,5%), suy dinh dưỡng (21,4%). Triệu chứng cận lâm sàng: Huyết sắc tố giảm: 95,69±13,28, thể tích trung bình hồng cầu giảm: 66,09±9,3, phân bố hồng cầu giảm 17,7±12,37. Ăn bổ sung sớm, địa dư, trình độ học vấn của mẹ, bổ sung sắt cho con không liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở nhóm tuổi từ 6-24 tháng tuổi, biểu hiện lâm sàng thường gặp là niêm mạc nhợt, biếng ăn, da xanh, cận lâm sàng chủ yếu thiếu sắt hồng cầu nhỏ nhược sắc, thường gặp thiếu máu mức độ trung bình, chưa tìm thấy yếu tố liên quan với tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)